Ứng dụng Hyundai Me

Chương trình dịch vụ

Bảo hành

Đặt lịch hẹn sửa chữa

Phụ tùng chính hãng

Dịch vụ cứu hộ

TẤT TẦN TẬT 7 VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC KHI GỌI XE CỨU HỘ Ô TÔ

Khi lưu thông trên đường, nếu chẳng may gặp trục trặc thì bạn nên đọc ngay bài viết này, bỏ túi ngay tất tần tật 7 việc cần làm khi gọi xe ‘cứu nguy’ cho bạn kịp thời. Nhưng 7 việc cần làm khi gọi xe là gì? Chính trong bài viết này sẽ giúp xử trí nhanh chóng tình trạng ấy một cách tối ưu nhất.

Tất tần tật về 7 việc cần làm trước khi gọi xe cứu hộ
Tất tần tật về 7 việc cần làm trước khi gọi xe cứu hộ

Bỏ túi 7 việc cần làm khi gọi xe cứu hộ mà bạn cần phải biết

1. Hiểu về những thông tin cơ bản của xe – Một trong 7 việc cần làm khi gọi xe

Trước khi gọi xe cứu hộ ô tô, bạn cần phải nắm rõ “lai lịch” xe của mình. Việc cụ thể hóa thông tin về hãng xe, dòng xe, loại xe, loại dẫn động nào sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc cứu hộ. Từ những thông tin được cung cấp rõ ràng, rành mạch ấy sẽ giúp cho đội cứu trợ chuẩn bị đầy đủ các loại thiết bị chuyên dụng để đến bạn kịp thời.

2. Miêu tả chi tiết sự cố xe đang gặp phải

Khi nhờ đến dịch vụ cứu hộ, người ta sẽ hỏi bạn về tình trạng xe hiện tại như thế nào. Chính vì vậy, việc mô tả chính xác và chi tiết về các sự cố sẽ giúp họ “bắt mạch” chuẩn xác nhất xe bạn đang bị gì.

Chẳng hạn như bạn ngửi thấy mùi khét từ động cơ, xe bốc khói, dây cua-ro đứt hoặc những dấu hiệu cảnh báo thể hiện trên bảng Taplo,…càng cụ thể, rõ ràng càng tốt.

3. Trang bị kiến thức về các ký hiệu, biểu tượng trên xe cảnh báo

Nhờ trang bị những kiến thức cơ bản về các ký hiệu, biểu tượng cảnh báo trên xe sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề chủ động hơn. Khi gọi điện cho bên cứu bộ, họ sẽ nắm bắt được thông tin chuẩn từ phía bạn cung cấp nhằm giảm thiểu tình trạng hai bên không hiểu nhau làm sự cố trở nên khó khăn hơn.

Một số những ký hiệu màu đỏ cảnh báo nguy hiểm trên xe:

Các ký hiệu màu đỏ cảnh báo nguy hiểm trên xe Ô tô. Nguồn: Hondagiaiphong.net

4. Không nên tự sửa chữa nếu không rành về xe

Khi chờ dịch vụ cứu hộ đến, không nên tự ý sửa chữa xe khi không am hiểu về các động cơ, máy móc. Hãy để những người chuyên về xe ô tô giúp bạn xử lý việc này, sự phỏng đoán thông qua “triệu chứng” xe của bạn có thể làm tồi tệ hơn tình hình xe đang mắc phải.

5. Bật đèn tín hiệu để cảnh báo các xe khi xe gặp sự cố

Tắt các hệ thống điện, động cơ trên xe. Nếu chạy trên đường cao tốc thì yêu cầu người trên xe ra khỏi xe đứng sát hành lang.

Phát tín hiệu cảnh báo như đèn hazard, biển phản quang, đèn pin nháy cách xe ít nhất 100m theo quy định.

6. Hỏi về các chi phí sửa chữa là một trong những việc cần làm khi gọi xe cứu hộ 

Sau khi xong các thỏa thuận về phương án cứu hộ, bạn cần phải hỏi về giá cả dịch vụ cứu hộ, sửa chữa. Bởi vì các chi phí sửa xe lưu động bao giờ cũng “chát” hơn sửa chữa thông thường. Bạn cần yêu cầu báo giá ngay để tránh rơi vào tình cảnh “giá trên trời” khiến không ít chủ xe đã từng mắc phải.

Trong trường hợp xe đã có bảo hiểm cũng cần báo giá, để bên dịch vụ cứu hộ xuất hóa đơn sau khi hoàn tất bên bảo hiểm xe ô tô sẽ thanh toán lại cho người lái xe.

7. Chọn phương án cứu hộ phù hợp với xe ô tô của bạn

Việc cứu hộ ô tô theo cách chở hay kéo phụ thuộc vào loại dẫn động của xe bạn. Những cụm từ viết tắt về loại dẫn động thường được dán ở phía sau nhiều mẫu ô tô. Có các kiểu dẫn động như sau:

  • Dẫn động cầu trước (Front Wheel Drive – FWD): Hai bánh trước nhận lực trực tiếp từ động cơ tạo lực đẩy bánh xe trước. Ở dẫn động này phương án cứu hộ là kéo. Thường dẫn động cầu trước sẽ được sử dụng hầu hết trên các dòng xe đô thị, gia đình hoặc các mẫu sedan cỡ nhỏ và trung, có tải trọng không quá lớn
  • Dẫn động cầu sau (Rear Wheel Drive – RWD): Sức mạnh từ động cơ được truyền tải vào hai bánh sau làm xe chuyển động. Phương án cứu hộ dành cho loại dẫn động này là kéo và đẩy.
  • Dẫn động 4 bánh toàn thời gian (All Wheel Drive – AWD): cả 4 bánh đều nhận được lực truyền từ động cơ. Phương án cứu hộ ở dẫn động hai cầu này là chở hoặc nếu kéo thì phải dùng con lăn chuyên dụng đặt xuống phía dưới bánh xe.
  • Dẫn động 4 bánh bán thời gian (Four Wheel Drive – FWD): tương tự như dẫn động 4 bánh toàn thời gian nhưng ở loại dẫn động này, người lái có thể tùy chỉnh xe nhận lực đều hết 4 bánh hoặc 2 bánh thông qua cơ cấu gài cầu trong xe.

Như vậy, việc đưa ra chính xác thông tin của xe ô tô là điều rất quan trọng. Qua đó, đội cứu hộ sẽ điều động phương tiện chuyên chở phù hợp với từng loại xe để tránh gây thêm hỏng hóc.

KẾT LẠI

Hyundai Miền Nam hy vọng rằng, thông qua bài tất tần tật 7 việc cần làm trước khi gọi xe cứu hộ ô tô sẽ mang đến cho quý khách những kinh nghiệm hữu ích để phục vụ cho việc đi đường của quý khách được thuận lợi, suôn sẻ

Ngoài cung cấp những thông tin bổ ích đến khách hàng thì Hyundai Miền Nam còn tự hào là một trong những đại lý có các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Mọi thông tin chi tiết về xe ô tô Hyundai hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline 0913 778 798 hoặc fanpage Hyundai Miền Nam để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

ĐẶT LỊCH LÀM DỊCH VỤ CHO XE

Twitter
Facebook
Tumblr

Hyundai Miền Nam

Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Chúng tôi luôn có những chính sản giá sản phẩm và những ưu đãi rất tốt. Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YÊU CẦU BÁO GIÁ